Tanuki – Loài chồn đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản | giamcanlamdep.com.vn

Or you want a quick look: Nguồn gốc của chồn Tanuki

Tanuki – Linh vật của sự thịnh vượng tại xứ sở mặt trời mọc

Tanuki - Chồn Nhật Bản Tanuki - Loài chồn đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản | Giamcanlamdep.com.vn

Nguồn gốc của chồn Tanuki

Tên gọi

Tanuki là một loại vật nổi bật trong những truyền thuyết và tục ngữ của Nhật Bản. Trong tiếng địa phương, người Nhật gọi Tanuki và mujina như thể những con chồn hay con lửng. Tại một số địa phương của Nhật Bản người ta gọi những con chồn là Tanuki, trong khi khu vực khác lại gọi là Mujina.

Truyền thuyết về chồn Tanuki

Có rất nhiều truyền thuyết nói về loài chồn Tanuki, về tính cách cũng như sức mạnh phép thuật của chúng. Người ta thường so sánh hai loài vật trong các câu chuyện dân gian của Nhật Bản đó là chồn Tanuki và cáo Kitsune. Giống như loài cáo Kitsune linh thiêng, chồn Tanuki cũng có những phép thuật cao cường, đặt biệt là phép biến hình. Tuy nhiên, khi nhắc đến cáo Kitsune, người ta sẽ nghĩ ngay đến sự quỷ quyệt và nguy hiểm còn chồn Tanuki tuy thường xuyên chọc phá con người những loài vật này lại mang đến cảm giác lành tính và sẵn sàng giúp đỡ, báo đáp những người đối tốt với nó. Tanuki – Loài chồn đặc trưng của văn hóa Nhật Bản và thường góp mặt trong nhiều câu chuyện dân gian với những phép thuật mạnh mẽ, vẻ ngoài đáng yêu nhưng không kém phần phá phách của mình. Tanuki - loài chồn đặc trưng của văn hóa Nhật Bản không phải là con lửng, con cáo hay gấu trúc Nhật Bản,… như tiếng nước ngoài thường dịch nhầm nghĩa. Bài viết này sẽ nói chi tiết về chúng, giống chồn huyền thoại trong văn hóa Nhật, với hai “hòn bi” khổng lồ đầy ma thuật. Thoạt nhìn, loài cáo và chồn Tanuki có vẻ giống nhau. Chúng đều nhỏ nhắn, là giống chồn cáo hoang dã có nguồn gốc từ Nhật Bản và đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa dân gian của xứ sở Mặt Trời Mọc. Trong tự nhiên, cả hai loài đều dễ thích nghi và phát triển trong môi trường sống rộng rãi, có thể ở cả thành phố. Theo chuyện kể dân gian, cả hai loài đều có ma thuật và thường dùng ma thuật để lừa con người. Chúng thậm chí được nhắc đến với những từ ngữ kori (狐狸) độc nhất và riêng biệt trong tiếng kanji như chồn - tanuki (狸) và cáo - kitsune (狐). Tuy cùng họ nhưng cả hai có khá nhiều điểm khác nhau. Cáo thì được nhiều người trên thế giới biết đến và khá quen thuộc, xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích của nhiều quốc gia. Nhưng còn chồn Tanuki thì lại là nhân vật văn hóa độc nhất chỉ có ở Nhật Bản. Người phương Tây và người nước ngoài lần đầu tiên tiếp xúc với sinh vật này đều hoàn toàn nhầm lẫn tên gọi (dĩ nhiên là cả bản chất của chúng nữa). Hầu như người Mỹ đều chưa bao giờ nghe nói về chúng. Cụ thể hơn một chút, chúng ta sẽ nhận thấy về góc độ văn hóa, cả hai loài cáo và chồn đều hoàn toàn khác nhau. Người ta biết đến cáo Kitsune là loài yêu quái chuyên hại người đầy quỷ quyệt và nguy hiểm. Trong khi đó, chồn Tanuki lại là một nhân vật mà bạn có thể sẽ cùng uống rượu sake rồi hàn huyên tâm sự. Tanuki là nhân vật phản diện, thích làm ác nhưng lại ưa đùa giỡn, lại hết sức dâm tiện. Và mình phải cảnh báo với các bạn từ đoạn này trở xuống là chúng ta sắp nói về một yêu quái chồn với tinh hoàn khổng lồ có phép (mình sẽ dùng từ “hai hòn bi” cho nó không làm mất đi phần tao nhã trong bài viết của mình, hén).

Tính cách của Tanuki

Người Nhật thường biết đến chồn Tanuki với những mẩu truyện dân gian về khả năng phép thuật của chúng. Chồn Tanuki rất thích biến thành con người và bày ra những chuyện để chọc phá con người. Tuy tính cách nghịch ngợm là thế nhưng chúng cũng được biết đến với sự lành tính, sẵn sàng trả ơn khi được giúp đỡ.

Thuật biến thân của Tanuki

Tanuki - Chồn Nhật Bản Cả cáo và Tanuki đều lừa gạt con người, nhưng mỗi con lại dùng một cách cải trang khác nhau. Thi thoảng cả hai con đều dùng phép thuật tạo ra ảo giác, biến thành người phụ nữ xinh đẹp và quyến rũ đàn ông. Những anh chàng bị chúng rù quến đều tỉnh dậy giữa rừng, nằm trong một đống lá vào sáng hôm sau, mà trước đó họ rõ ràng thấy mình đang được ở trong một căn nhà sang trọng. Mình tự hỏi, ngoài chuyện tạo ảo giác về nhà cửa và đồ ăn thức uống thì “chuyện đó đó” giữa chúng và con người đã diễn ra như thế nào, chúng có làm thật không chứ???? Tuy nhiên, chiêu cải trang mà Tanuki thích nhất là biến thành những nhà sư đạo Phật, vì vậy, chúng còn có cái tên là tanuki-bōzu. Cũng tương tự như mối liên quan giữa Kitsune với loài cáo thiêng Shinto, những ý nghĩa nhuốm màu đạo giáo của Tanuki cũng được đề cập trong văn hóa dân gian. Nhưng điều này mang nghĩa mỉa mai. Tanuki-bōzu trong nghệ thuật là một hình tượng béo mập và phóng đãng chứ không hề mang tính khổ hạnh của Zen. Tanuki thích tụ tập với nhau để bắt chước các hoạt động của con người, bao gồm các nghi lễ Phật giáo như đám tang, ăn trộm đồ, lẻn vào nhà ban đêm với đèn lồng đá,…. Nói chung là Tanuki-bōzu bắt chước hầu hết các việc của con người, và rất thích điều này. Zack Davisson đã dịch một trong những câu chuyện cổ như sau: “Tanuki biến thành một nhà sư ở đền Murasaki Otoku ở Kyoto và đã thề là giữ im lặng, vì vậy chỉ có thể giao tiếp bằng cách viết ra. Các chữ viết tay của nhà sư tanuki rất đặc biệt. Đó là sự pha trộn giữa kiểu thư pháp Trung Quốc và chữ viết in của Nhật Bản với những đường nét lạ mà Heigo chưa bao giờ nhìn thấy. Nó cũng có khá nhiều lỗi chính tả, và vì vậy, mới giống với những gì mà một con chồn tanuki đã viết ”
See also  Mưa axit là gì? Nguyên nhân tạo ra mưa axit và tác hại của nó - Litter, it costs you
Có rất nhiều câu chuyện tương tự như vậy về tanuki được lưu truyền nhiều năm. Các Tanuki có vẻ thích giả dạng những nhân vật có chức quyền trong xã hội loài người. Chúng mạo danh quan chức chính phủ và gõ cửa từng nhà, quấy rối bắt người ta trả tiền thuế, hay buộc tội với những điều luật lạ lùng. Hãy xem xét những điểm sau đây để biết mình có bị Tanuki trêu chọc không nhé. Chẳng hạn như kimono của chúng không bị ướt khi đi dưới mưa (hoặc khô nhanh chóng), kimono phát ra ánh sáng…. Nếu như tanuki không đi dưới mưa hay ở trong tối thì khi chúng mất tập trung, ảo giác sẽ bị lung lay và cái đuôi của Tanuki có thể lòi ra. Hãy hi vọng bạn nhìn thấy được điều đó.

Những ma thuật khác của Tanuki

Tanuki - Chồn Nhật Bản Tanuki cực kì thích biến thân, có thể là biến thành cái cây, lồng đèn đá, con người, ấm trà,…. hay thậm chí là biến thành mặt trăng (với chúng, việc biến thành mặt trăng cực vui và chúng có thể khiến con người nghĩ là mình bị điên). Tập truyện cổ tích về Tanuki mang tên Bunbuku Chagama có nhiều biến dị, đây là một ví dụ: “ Một anh nông dân cứu được một con chồn tanuki thoát khỏi bẫy. Tanuki biến thành cái ấm trà để anh ta có thể bán lấy tiền như một sự trả ơn cứu mạng. Người mua được cái ấm tanuki về đổ nước sôi vào ấm và làm cho chồn ta nóng quá không chịu nổi. Ấm mọc một cái đuôi, rồi hai tay và hai chân chạy đi mất”. Tanuki cũng thích tạo ra tiếng ồn - điều này thì nhiều khi chẳng cần dùng bất kì phép thuật nào. Chúng hù dọa con người bằng cách ném đá vào nhà người ta, thả thùng to xuống giếng và khua khoắng nồi chảo. Hoặc tạo ra một cơn mưa sỏi đá trút lên nhà một ai đó mà nó muốn. Và Tanuki cũng nổi tiếng với cái trống bụng của chúng, thường được dùng để đánh lạc hướng hoặc thu hút con người cho đến khi họ bị lạc. Chúng cũng ưa giả tiếng sấm sét. Có một câu chuyện thế này: Vào những năm cuối thế kỉ 19, Nhật Bản mở cửa cho phương Tây và bắt đầu phát triển công nghệ. Một người chỉ huy tàu nghe thấy tiếng còi xe lửa và tiếng “shu shu po po po” (xình xịch bí bo) như sắp có một đoàn tàu sắp lao về phía mình. Vào thời đó, chỉ có một đường ray luân phiên dùng cho các đoàn tàu đi hai hướng. Chính vì vậy, người chỉ huy này thật sự đã rất hoảng loạn vì sợ có vụ va chạm giữa hai đoàn tàu nên chẳng có cách nào khác là dừng tàu và chờ đợi. Rất nhiều lần như vậy nhưng không có lần nào là có đoàn tàu khác lao đến như âm thanh anh ta nghe được. Cho đến một lần, anh ta quyết định không dừng tàu và chạy tiếp. Sáng hôm sau, người ta phát hiện trên đường ray đó có xác của một con Tanuki bị cán chết. Và câu chuyện này chỉ để minh chứng cho một điều là Tanuki thực sự rất thích bắt chước con người. Có một số người thì cho rằng đây là câu chuyện ngụ ngôn nhằm ám chỉ sự giao thoa văn hóa giữa Nhật Bản và phương Tây, giữa truyền thống bản địa và văn hóa ngoại lai mà hình ảnh đoàn tàu là tượng trưng văn hóa bên ngoài.

Ảo giác do Tanuki tạo nên

Tanuki - Chồn Nhật Bản Không chỉ biến thân, Tanuki còn có khả năng biến ra những thứ khác bằng cách tạo nên ảo giác. Chúng thường mua những thứ bằng tiền biến từ lá cây. Chúng có thể khiến cho con người nhìn thấy cảnh vật khác, bị lạc đường ngay cả khi con người vốn đã quen thuộc về nơi đó. Chúng cũng có thể có những trò đùa tai quái như khiến cho người đánh cá tưởng lưới đã đầy cá nhưng thực ra chỉ là lưới trống, hay giả bộ trò chuyện với nông dân trong bóng tối, …. Chính vì vậy Tanuki được xem là khá ranh ma trong chuyện lừa người. Có một truyện kể rằng một con Takuni đã lừa một người bằng cách biến thành nhạc công đàn shamisen tiết lộ bí quyết làm sao để thu hút đám đông xem mình biểu diễn. Cho đến khi biết bí quyết đó thì cũng là lúc người này nhận ra mình đã bị chơi khăm. Hay như trong một câu chuyện khá nổi tiếng thời Minh Trị (Meiji), Natsume Soseki là một nhân vật nghiên cứu rất nhiều về Tanuki, than phiền con người đã khinh khi loài Tanuki như thế nào khi lúc nào cũng nhắc đến “phương Tây thế này phương Tây thế kia” mỗi lúc nói về sự du nhập của cái gọi là thuật thôi miên phương Tây, trong khi các Tanuki đã làm điều đó từ lâu rồi.

Tinh hoàn của Tanuki

Tanuki - Chồn Nhật Bản Tanuki - Chồn Nhật Bản Đây là điểm vô cùng đặc sắc mỗi khi nhắc đến phép thuật của loài Tanuki: phép phóng to và giãn nở “hai hòn bi” của chúng đến mức khổng lồ (chắc mọi người không cần nhắc lại “hai hòn bi” ở đây nghĩa là gì chứ???). Theo truyền thuyết, Tanuki có thể kéo giãn da tinh hoàn của mình ra rộng bằng kích thước của tám chiếc chiếu tatami, dĩ nhiên là nó cũng mềm dẻo linh hoạt và hữu dụng hơn một tấm chiếu. Phần da kéo giãn đó được mô tả là có thể biến thành buồm của tàu thuyền, lưới đánh cá, ô dù, hồ bơi, tấm khiên chống lại kẻ thù…. Tuy đây là một đặc tính quan trọng, nhưng hầu như tinh hoàn của Tanuki rất ít được nhắc đến trong các câu chuyện kể. Nó đã có một thời thịnh hành trong thời Edo khi nghệ sĩ ukiyo-e đã đem nó vào các tranh vẽ. Ông Zack Davisson, người nghiên cứu rất nhiều câu chuyện về Tanuki thời kì Edo, cho biết người ta chỉ chú ý đến phép biến thân và phép vỗ trống bụng chứ không nhắc gì đến hai tinh hoàn ma thuật của Tanuki. Có vẻ như điều đó cũng hợp lý với những yếu tố nhạy cảm trong các câu chuyện kể. Tanuki đã dùng đến phép thuật này như thế nào? Dĩ nhiên, nó không bao giờ được nhắc đến với ý nghĩa liên quan đến khả năng tình dục, đó không phải là những truyền thuyết đáng nói về Tanuki. Diễn giải được chấp nhận nhất đã đem đến nhiều niềm vui cho loài tanuki. Ngày xưa, các thợ làm trang sức sẽ dát vàng trên da của Tanuki khi họ làm vàng lá. Để có thể có những lá vàng mỏng hết mức có thể, họ cần một bề mặt có thể kéo giãn mà không bị nứt, vỡ hay gãy. Và đó là lý do tại sao mà người ta nói bề mặt da bi của Tanuki có thể có kích thước đến 8 tấm chiếu tatami. Tuy nhiên, điều hay hơn là ở cách chơi chữ; kin no tama “quả bóng nhỏ bằng vàng” và kintama - tiếng lóng có nghĩa là “tinh hoàn”. Tinh hoàn của Tanuki vì thế bắt đầu được biết đến như một loại bùa may mắn, có thể đem đến tiền bạc ngày càng nhiều như cái cách mà các thợ trang sức dát vàng mỏng hết sức có thể.
See also  Bật mí cách sử dụng nước hoa khô thơm lâu đúng cách - Shopee Blog
Điều đáng nói ở đây là văn hóa Nhật Bản khi đề cập đến một phần trên cơ thể có cách nói hài hước so với phương Tây. Ví dụ như một bài đồng dao của trẻ em bắt đầu bằng” Tan Tan Tanuki no kintama wa, Kaze mo nai no ni, Bura bura “Hòn bi của chồn tanuki Tan-tan đến cả gió cũng không thổi được, lắc lư, lắc lư” Mình luôn tự hỏi “Thế còn tanuki cái thì sao?”, hầu như chẳng có ai nhắc đến chúng. Loài cáo chồn giống cái trong truyền thuyết ở Nhật chỉ được xuất hiện dưới dạng hồ ly tinh. Còn khi nhắc đến Tanuki, giống đực có vẻ hợp lý hơn khi sở hữu những đặc tính kì cục và lập dị.

Mối quan hệ giữa chồn Tanuki và con người

Những câu chuyện tốt bụng mà Tanuki làm cho con người

Có khá nhiều câu chuyện dân gian Nhật Bản kể về sự trả ơn của loài chồn Tanuki đối với những người đã cứu giúp chúng. Điển hình như trong tập truyện Bunbuku Chagama có câu chuyện kể rằng người nông dân đã giúp loài Tanuki và được đền ơn.

Quan niệm loài chồn ác, thích chơi khăm trong dân gian

Bên cạnh sở thích biến thành con người thì chồn Tanuki rất thích chơi khăm con người. Chúng có thể biến thành đồ vật trong nhà, biến thành yêu quái,… để hù dọa và chọc phá bạn. Chúng có thể dùng lá cây biến thành tiền để lừa đảo những người bán hàng hay biến thành những nhân vật quan chức trong vùng đi đến nhà dân để thu tiền, hạch họe và thậm chí là bày ra rất nhiều trò để chọc phá chủ nhà

Tanuki trong thời hiện đại

Tanuki - Chồn Nhật Bản Mặc dù tanuki là kẻ chuyên chơi khăm trong truyện kể, thậm chí đáng sợ giống như hầu hết các loài yêu quái, nó vẫn có mặt tốt nếu con người tốt bụng với chúng. Trong tập truyện Bunbuku Chagama có truyện kể về người nông dân giúp loài tanuki và được đền ơn. Người này bị đánh thức bởi các tiếng động lạ vào ban đêm và ông ta phát hiện ra một gia đình chồn tanuki đang cố tìm thức ăn từ đống đồ thừa sau bữa tiệc. Ông cảm thấy thương xót chúng và từ đó, đều để thức ăn cho chúng mỗi đêm. Một đêm nọ, kẻ trộm lẻn vào nhà người này. Thật may sao có hai võ sĩ sumo khổng lồ xuất hiện và đánh đuổi chúng đi. Gia đình người nông dân rối rít cúi đầu cảm ơn, nhưng khi ngước mặt lên thì người hai võ sĩ sumo giúp họ đã biến mất. Sau đó, những con tanuki đã báo mộng cho gia đình này chính chúng là hai võ sĩ khổng lồ đó. (Nhân tiện, nếu bạn muốn cho Tanukia ăn, chúng rất thích cá và món đậu hũ chiên. Món ăn được gọi là mì soba/udon Tanuki không phải là làm từ thịt chồn mà sở dĩ có tên gọi như vậy có lẽ là bắt nguồn từ thứ bột giòn giòn được rắc lên trên món ăn, tạo ra cảm giác giống như ăn món tempura (dù không phải là món tempura). Nó vì vậy cũng có liên quan đến ý nghĩa phép tạo ảo giác của loài tanuki). Ngày nay, các hình tượng thường thấy nhất ở Tanuki là hoàn toàn mang nghĩa tốt: dễ thương. Đó là những bức tượng con chồn mắt bự, bụng to và đội một chiếc mũ rơm mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ở bất cứ cửa hàng hay nhà hàng Nhật nào. Điều này không chỉ xuất hiện từ thế kỉ 20, nó đã từng được truyền bá bởi Fujiwara Tetsuzō - một thợ gốm Shigaraki-yaki - loại gốm được làm ở Shiga Prefecture. Đây là nơi mà hầu hết các bức tượng Tanuki được sản xuất hàng loạt bao gồm cả những hình dáng ý tưởng lạ lùng phục vụ cho thị hiếu hiện đại. Chuyện kể rằng vua Hirohito đã có chuyến thăm đến thị trấn Koga - trung tâm làm đồ gốm ở Shiga vào năm 1951. Các con phố ở đây được trang trí bằng các bức tượng Taniuki vẫy cờ vinh danh thiên hoàng. Ông cảm thấy rất thích thú và đã làm một bài thơ về tanuki, chính vì vậy những bức tượng tanuki cũng trở nên nổi tiếng hơn. Hình ảnh Tanuki hiện đại qua các bức tượng được cho là biểu tượng của 8 đức tính khác nhàm chán hay sự may mắn cho buôn bán. Haizzzzzz, thật buồn khi mà trong quá khứ, tanuki là loài có phép thuật đáng sợ chuyên đánh lừa con người giờ đây theo thời gian lại bị giảm đi “uy nghiêm” chỉ như một con rối chào mời khác hàng. Đó cũng là một quy luật đáng buồn theo dòng chảy thời gian. Con tàu luôn chiến thắng trong những câu chuyện về du nhập văn hóa (câu chuyện xe lửa và con tanuki thích giả tiếng còi tàu kể ở trên).

Tanuki ngoài đời thực

Tanuki - Chồn Nhật Bản Sự phát triển của thế kỉ 20 đã mang lại một cái nhìn sâu sắc hơn về động vật hoang dã. Các bức tượng Tanuki thực sự không hề giống chút nào với loài chồn tanuki ngoài đời. Những bức tượng tanuki giống loài gấu bông Teddy hơn, với tinh hoàn khổng lồ, thứ không bao giờ nhìn thấy trên đồ chơi của trẻ con phương Tây. Loài chồn tanuki ngoài đời có cái mõm nhọn, trông giống như loài cáo nâu, lông rất mượt. Lông của chúng thường được dùng làm áo khoác lông chồn, đó cũng là lý do vì sao chúng có mật độ phân tán rộng rãi ngày nay. Loài chồn Tanuki ban đầu có nguồn gốc từ phương Đông, có mặt ở Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc và Mông Cổ - phía Đông Nam nước Nga. Kể từ năm 1930, nước Nga đã thả chúng vào tự nhiên để chúng sinh sôi và họ có thể săn bắt lấy lông. Chính vì vậy, chồn tanuki cũng được tìm thấy ở khắp Châu Âu. Đến năm 2005, chúng được tìm thấy ở miền Bắc Ý, minh chứng cho một điều là loài tanuki đã vượt khỏi sự kiểm soát ở dãy núi Alps. Ở một số nơi, như Phần Lan, họ xem tanuki như một loại thực phẩm. Lông của tanuki cũng được đem ra buôn bán, ở Nhật Bản, người ta dùng nó làm bút vẽ thư pháp. Loài tanuki khá dễ thích nghi với môi trường sống khác. Chúng có thể ở những nơi khí hậu cực lạnh vì khả năng ngủ đông. Chúng cũng rất dễ ăn, và ăn tạp. Tanuki thường có thể vượt qua những chặng đườn dài để tìm kiếm môi trường sống thuận lợi hơn, chúng có thể đẻ từ 8 - 10 con một lần so với những động vật ăn thịt khác cùng kích thước. Tuy vậy, không có nghiên cứu khoa học nào cho thấy sự phát triển của loài tanuki tác động xấu đến môi trường sống hay sự cân bằng sinh học. Mặc dù vậy, chúng có thể truyễn nhiễm các bệnh và kí sinh trùng như mọi loài động vật có lông khác.
See also  Semolina Là Gì? Phân Loại Và Công Dụng Của Semolina
Tanuki cũng sống tốt ở thành thị, thậm chí tốt hơn so với các khu vực nông thôn nuôi có thả rông rất nhiều chó, chúng cũng được ăn nhiều hơn vì chúng là loài ăn tạp và thành thị là nơi thải ra nhiều loại thức ăn hơn trong môi trường tự nhiên. Thực tế, ước tính có khoảng hơn một ngàn con Tanuki sống ở Tokyo. Chúng thường lảng vảng quanh khu vực các ngôi đền (trong số đó là Meiji Jingu, Imperial Palace). Tuy nhiên, người ta có thể nhìn thấy chúng cả trên tàu điện ngầm - khu vực hoàn toàn không hề tự nhiên gì cả.

Cái gì không phải là một Tanuki?

Tanuki - Chồn Nhật Bản Khi người phương Tây bắt đầu tìm hiểu về Nhật Bản thời kì đất nước mở cửa vào thế kỉ 19, không có từ tiếng anh nào phù hợp để miêu tả tanuki. Và cho đến bây giờ, đây vẫn còn là sự nhầm lẫn. Các vị nghiên cứu khoa học dân gian gọi đó là con lửng (a badger trong tiếng anh và anaguma trong tiếng Nhật), một loài thậm chí chẳng có gì khác giống với tanuki, ngoài chuyện nó cũng có những vết đen trên khuôn mặt. Nhiều khi người ta còn gọi tanuki là gấu trúc Nhật Bản. Thật đáng buồn. Công bằng mà nói, sự nhầm lẫn này có thể bắt nguồn từ trong thực tế, không có sự rõ ràng cho các pháp danh truyền thống Nhật Bản đối với những sinh vật khác không liên quan. Tanukia còn có cái tên khác theo địa phương là mujina và mami. Mujima là từ được dùng để chỉ tất cả các loại động vật có vú hoang dã bao gồm loài lửng. Trang web Onmark Productions đã sử dụng từ ngữ này một cách triệt để trong các trang viết về loài tanuki: Sự nhầm lẫn này đôi khi để giải trí cũng vui. Ví dụ như trong Tochigi Prefecture, Tanuki được gọi là mujina. Năm 1924, trong bộ luật Tanuki-mujina Incident た ぬ き · む じ な 事, chính quyền Togichi cấm việc săn bắn Tanuki và đã bắt giữ một thợ săn - được cho là đã săn bắn mujina. Người này bị đưa ra xét xử và cuối cùng được tuyên bố trắng án vào ngày 09 tháng 6 năm 1925. Luật sư của ông ta cho rằng người này săn bắn mujina - pháp luật không quy định về điều này - và như vậy, ông ta không có tội. Trong tiếng Anh, loài vật này thực tế được gọi là “raccoon-dog” (nghĩa là chó gấu trúc), nhưng nếu bạn đọc văn học Anh thế kỉ 20 về văn hóa dân gian, bạn vẫn sẽ nhìn thấy tanuki nghĩa là con lửng “badger”. Có một điều đáng buồn là trong một cơ hội giới thiệu Tanuki với khán giả Mỹ -đại diện cho phương Tây - nó lại bị dùng động vật khác thay thế. Hãng phim Studio Ghibli - phát hành bộ phim phụ đề Tiếng Anh mang tên Pom Poko nói về những nhà nghiên cứu cố cứu lấy môi trường sống của loài tanuki, đã dùng từ “raccoon” - không phải “raccoon-dogs” để nói về tanuki. Nhưng rõ ràng là racoon hoàn toàn chẳng liên quan gì đến tanuki ngoại trừ mấy vết đen trên khuôn mặt chúng. Thế này thì làm sao còn hi vọng gì về việc trẻ em và cả người lớn phương Tây tiếp thu được văn hóa Tanuki - những con chồn Nhật Bản sở hữu tinh hoàn ma thuật nữa chứ. Cá nhân tôi, thực sự vô cùng ghen tị và tủi thân khi mà bộ phim Madagascar đã giúp cho những người không biết thế nào là loài vượn cáo biết được sự tồn tại của chúng trên đời. Thôi thì, hãy tự an ủi là loài Tanuki cũng thích được dịch nghĩa như vậy, ít ra chúng sẽ có được sự bí ẩn với một số nơi trên thế giới thay vì là bị buộc đứng trước cửa hàng, đội nón rơm và chéo kéo khách với nụ cười trên môi.

Tanuki ngày nay

Tanuki - Chồn Nhật Bản Tanuki vẫn đóng một vai trò rất sinh động trong văn hóa Nhật Bản. Khi bạn đến Nhật, bạn sẽ được nhìn thấy chúng ở khắp mọi nơi. Tôi đặc biệt thích hình ảnh của chúng xuất hiện trên các bảng thông tin trên tàu điện ngầm Tokyo (câu chuyện như trên đã nói). Chúng dù sao cũng đóng tốt vai trò là linh vật may mắn cho việc buôn bán, đồ chơi dễ thương, cửa hàng tiện lợi hay là biểu tượng của bên hông khu phố Hachijoji (Tokyo). Nếu đến thăm Nhật Bản và muốn nhìn thấy nhiều hơn hình ảnh tanuki, bạn có thể ghé qua các điểm du lịch lớn ở Tokyo. Một ngôi đền tanuki ở Akihabara từ thế kỉ 17, hay một cái khác ở Chingodo Shrine, đền Sensoji ở Asakusa. Ở đây có nhiều bức tượng tanuki khá lớn được đặt trong lễ hội hàng năm vào ngày 17 tháng 3. Tanuki - Chồn Nhật Bản

Những bức tượng chồn Tanuki ở khắp nơi tại Nhật Bản

Ngày nay, khi đến Nhật Bản bạn có thể dễ dàng bắt gặp những tượng chồn Tanuki ở khắp nơi. Hình ảnh những chú chồn Tanuki qua các bức tượng được cho là biểu tượng của 8 đức tính may mắn trong buôn bán (8 đức tính liên quan đến hình dáng đã được miêu tả ở trên).

Tanuki ngoài đời thực: hình dáng, nơi sinh sống…

Loài chồn Tanuki ngoài đời thực có cái mõm nhọn, hình dáng giống như loài cáo nâu với bộ lông mượt. Tanuki là loài chồn có khả năng thích nghi với những môi trường sống khác nhau, chúng có thể ở những nơi có khí hậu cực lạnh vì khả năng ngủ đông của mình, chúng cũng rất dễ ăn và là loài ăn tạp. Tại Nhật Bản, bạn có thể bắt gặp chồn Tanuki ngay cả ở thành thị và nông thôn, thậm chí thành thị còn là môi trường khiến chúng phát triển nhiều hơn. Tại Tokyo, ước tính có đến hơn một ngàn con Tanuki đang sinh sống tại đây, chủ yếu tập trung quanh khu vực các ngôi đền, các ga tàu điện ngầm. Có nhiều bị bản khác nhau về nguồn gốc của Chingodo Shrine. Trên trang web của đền kể về những năm cuối thế kỉ 19, trụ trì Sensoji đã nằm mơ thấy loài tanuki báo mộng về việc bảo vệ ngôi chùa của chúng, nên ngôi đền được xây để tôn vinh công lao của loài tanuki. Trong khi đó, tại đền thờ thì lại tồn tại các dấu hiệu cho rằng vì loài tanuki phá phách, nghịch ngợm nên các vị thần đã nhốt chúng trong đền để ngăn chặn. Dù sao đi nữa, rõ ràng loài Tanuki đã có những ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Tài liệu tham khảo: Hiroko Yoda and Matt Alt, Yokai Attack: The Japanese Monster Survival Guide Michael Dylan Foster, Pandemonium and Parade: Japanese Monsters and the Culture of Yokai. University of California Press, 2009. Michael Dylan Foster, “Haunting Modernity: Tanuki, Trains, and Transformation in Japan.” Asian Ethnology 71, no. 1 (2012): 3-29. A. Casal, The Goblin Fox and Badger and Other Witch Animals of Japan, Folklore Studies, Vol. 18 (1959). Violet H. Harada, The badger in Japanese folklore, Asian Folklore Studies Vol. 35, No. 1 (1976), pp. 1-6

5 loài động vật đặc hữu của Nhật Bản

  1. Cú cá Blakistons/シマフクロウ
  2. Chồn gấu trúc/タヌキ “Tanuki”
  3. Hươu Sika/シカ
  4. Serow/カモシカ “Kamoshika”
  5. Sếu đầu đỏ/丹頂鶴 “Tsuru”
Giamcanlamdep.com.vn cũng giúp các bạn giải đáp những vấn đề sau đây:
  • Chồn Tanuki
  • Tanuki truyền thuyết
  • Chồn Nhật Bản
  • Kitsune
  • Tanuki Art Supplies
  • Mujina
  • Mujina là gì
See more articles in the category: wiki

Leave a Reply