REVIEW cuộc sống và làm việc trên du thuyền quốc tế

Or you want a quick look: 5 sự thật “chỉ người trong ngành mới hiểu” khi làm việc trên du thuyền 5 sao

Cuộc sống và làm việc trên du thuyền quốc tế

REVIEW cuộc sống và làm việc trên du thuyền quốc tế

REVIEW cuộc sống và làm việc trên du thuyền quốc tế

Cuộc sống và làm việc trên du thuyền quốc tế tại Giamcanlamdep.com.vn Hôm trước có đọc được 1 bài review về cuộc sống và làm việc trên du thuyền khá hay của 1 facebooker tên TU nên xin chia sẻ lên đây cho mọi người cùng đọc . Bài viết về cuộc sống trên du thuyền này nhằm cho các bạn biết sau sự hào nhoáng , xa hoa của du thuyền thì có những con người thầm lặng ngày đêm làm việc đem lại cái dịch vụ xa hoa ấy cho du khách . review-du-thuyen-2 Mình cũng không chắc là đã có ai review về "Làm Việc Trên Du Thuyền Quốc Tế" hay chưa? Nên mình cũng mạn phép chia sẻ một vài điều về công việc mình đã làm và có một khoảng thời gian gắn bó với mọi người.

Duyên nghiệp đến với du thuyền

Mọi thứ đến với mình tình cờ lắm. Những ngày còn chênh vênh tuổi trẻ, cứ loay hoay mãi chẳng biết mục tiêu của mình là gì? Ngày còn đi học, có thấy thông tin tuyển dụng nhiều vị trí làm việc trên duy thuyền ở bảng thông báo của trường (mình học Quản trị Nhà hàng - Khách sạn ạ). Tự nghĩ chắc mình chưa đủ điều kiện đâu, vì tiếng Anh thời điểm đó te tua lắm. Rồi ra trường, đi làm đủ thứ công việc mưu sinh. Mình lại vô tình thấy thông tin tuyển dụng một lần nữa. Sau một thời gian đi làm, chat chít với đủ thể loại nước ngoài nên tiếng Anh cũng đỡ hơn một xíu. Nên mình quyết định ứng tuyển. Mình chọn vị trí phục vụ, vì quá trình học và làm mình dính dáng nhiều đến F&B hơn. Trãi qua ba vòng phỏng vấn từ tiếng Việt tới tiếng Anh. Cuối cùng thì mình cũng có kết quả. Tiếp đến bắt buộc phải đi học chứng chỉ SOLAS (Safety of Life at Sea), mình học hai tuần ở Cao Đẳng Hàng Hải bên Q.2. Thật ra thì cũng cần chứng chỉ bao, bao gồm luôn trong chương trình học SOLAS. Nhưng mà ví dụ có vấn đề gì giữa biển chẳng ai mà bơi, vì càng vùng vẫy nhiều thân nhiệt lại càng giảm nhanh thêm thôi. review-du-thuyen-3 Rồi tiếp đến đi khám sức khỏe tổng quát cho thuyền viên ở bệnh viện mà Agent (công ty đại điện) ở VN đưa ra. Thật ra cũng tùy theo quy định và yêu cầu của công ty chủ quản tàu, có công ty tàu phải qua tận Bangkok để khám tổng quát, có công ty thì bắt buộc phải vô bv FV. Công ty mình đi chủ yếu ở thị trường Châu Á, mình chỉ khám ở một bệnh viện của Quận được chỉ định thôi. Chi phí khám thì mình bỏ ra, nhưng giữ lại biên lai. Sau này lên tàu làm hết hợp đồng và thì khi lên thanh lý hợp đồng với Agent, mình có thể cầm theo biên lai khám bệnh để lấy lại chi phí khám. Bên tàu mình đi bắt chích ngừa thủy đậu (chickenpox) và Yellow fever (chuyện vaccine này cũng tùy theo thị trường của tàu đi và quốc tịch của mình nữa). Tiếp đến sẽ đi làm Hộ Chiếu Thuyền Viên (Seaman Passport), Sổ Thuyền Viên (Seaman Book). Theo như mình nhớ chỉ cần tự đi làm Seaman PP ở Chi cục Hàng hải TP.HCM bên Pasteur. Còn Seaman Book thì agent sẽ làm giúp mình. review-du-thuyen-8 Boat Deck/Jogging giamcanlamdep.com.vnên tàu sẽ gọi tầng là Deck thay vì level/floor như tòa nhà. Chỗ này mình có thể chạy bộ theo khung giờ cho phép. Trang phục thể thao ko quá sexy/hở hang. Về tổng cho các chi phí thì con số mình nhớ không chính xác. Nhưng vào khoảng 8 triệu. Tàu mình thì vị trí thấp nhất của phục vụ là Waiter/Waitress II sau đó sẽ lên Waiter/Waitress I và Waiter. Phụ thuộc vào khả năng, tinh thần làm việc mà quản lý trực tiếp sẽ đánh giá và cân nhắc vào cuối hợp đồng. Thăng bậc thì lương cũng sẽ tăng thêm một xíu. Mà những quy định về cấp bậc và lương thưởng mỗi công ty tàu cũng khác nhau. Lương cho vị trí thấp nhấp của phục vụ ở công ty mình, ở hợp đồng đầu mình ký là 658$ (cuối năm 2017). Khi có thông báo lịch lên tàu (sign on) từ Agent thì cũng sẽ biết ngày để ghé qua Agent để ký hợp đồng cũng như vé máy bay (Phần vé đi và vé tàu công ty mình sẽ trả, mà quy định này thì cũng tùy hãng tàu).

Cuộc sống làm việc trên du thuyền

Trên tàu thì thường đa phần làm 12hrs. Không có ngày nghỉ, chỉ được nghỉ khi nào có lệnh cho nghỉ từ bác sĩ trên tàu trong trường hợp bệnh tật, ốm đau (vẫn được trả lương những ngày đó)... Những vấn đề bệnh tật nào phức tạp hơn, bác sĩ sẽ gửi ra bệnh viện bên ngoài, mọi chi phí bên bảo hiểm sẽ trả (Nha Khoa thì hên xui). Phòng khám trên tàu cũng sẽ có khung giờ, có cả bác sĩ và y tá. Nhưng tin mình đi thời gian đầu chưa quen thì thấy thời gian trôi lâu lắm, đến khi quen rồi đâu lại vào đấy, thời gian cứ vùn vụt trôi. Loay hoay lại đến ngày về. review-du-thuyen-5 Trên tàu một ngày được ăn tới 6 bữa lận nha: Ăn sáng, trà sáng, ăn trưa, trà chiều, ăn tối, ăn khuya mọi thứ có khung giờ cố định trong nhà ăn (Crew Mess). Nhắm ăn được bao nhiêu thì cứ ăn. Ăn hoài không hợp khẩu vị thì cũng ngán chứ! Nên cũng cầm theo ít mì gói, nước tương, nước mắm, tương ớt để còn pha chế chút hương vị quê nhà chứ! Tùy theo thiết kế của mỗi tàu, tàu mình được cái hồ bơi cho nhân viên nói không phải khen chứ như cái hồ tắm chó. Có phòng gym, có quầy bar cho nhân viên (Crew Bar), muốn ăn nhậu thì sau khi hết giờ làm canh theo khung giờ hoạt động của bar mà lên, cũng có giới hạn nồng độ cồn nhé. Phòng giặt đồ (Crew Laundry): giặt cả đồng phục và đồ cá nhân cho mình. Drap giường, khăn tắm, bao gối, bao mền (chăn) tàu mình tuần có hai ngày để mang xuống đổi cái sạch. Mình gửi đi giặt, pick up (cũng có thể nhờ ai đó). Mọi thứ nói chung là có khung giờ hoạt động, cứ dựa theo đó thôi. review-du-thuyen-7 Toilet trong cabin như này đây, tàu này cũ rồi nên thiết kế hơi nhỏ và quê sương sương. Tàu mình phát cả xà bông cục Lifebouy cho nhân viên. Tháng một cục, mà xài có hết đâu. Nói chứ chắc cũng do sợ sự tích đánh rơi cục xà bông nên ít xài đó. Nữ thì được thêm vớ. Trên tàu mỗi nhân viên sẽ có thẻ nhân viên (Crew Card). Chiếc card thần thánh, có thể dùng nó để mua wifi (hơi xót, vì giá hơi bị mắc. Tàu mình chỉ đi một vài nước nên mình mua sim mỗi khi cập cảng dùng sẽ rẻ hơn), dùng nó mua đồ uống, thức ăn trong crew bar hoặc đồ miễn thuế trên tàu, thỉnh thoảng có những ngày được đi ăn trên nhà hàng (đặt trước) cũng sẽ dụng thẻ nhân viên để thanh toán. Nó như một thẻ debit có hạn mức vậy, tự trừ vô lương mỗi tháng. Và nó cũng là chiếc thẻ bài để ra vô tàu (kiểm soát người ra vô). Mỗi khi tàu cập cảng, tùy theo khung giờ làm/lượng khách/ngày. Mà mình sẽ biết được rằng có đi ra ngoài chơi được không. Dĩ nhiên là ở lối ra cho nhân viên sẽ có cái bảng thông báo giờ phải về tàu chậm nhất là mấy giờ. Và luôn nhớ rằng tàu sẽ không chờ mình đâu.
See also  Những Thông Tin Chi Tiết Về Cấu Trúc Mạng CNN Là Gì?
review-du-thuyen-1 Cabin này 3 người. Có 3 cái hộc tủ, một cái TV, 3 cái locker, một cái kệ và một cái tủ lạnh mini. Nhìn nhỏ vậy chứ hai người nằm một giường còn được. Vì nằm chồng lên nhau nên ko tốn diện tích nhiều đâu. Lúc này là đi trả mền gối, drap giường và rèm rồi. Chứ bt về leo lên giường kéo rèm lại là có không gian cho riêng mình, luyện cơ tay hay tâm sự vùng kín, à không thầm kín với ai đó hay làm gì thì làm. Cũng tùy mức độ ra ngoài đi chơi, mua sắm, ăn nhậu trên tàu, làm hài lòng khác và có nhiều tips ko (tùy thị trường tàu đi nữa). Mà để dành được bao nhiêu? Mà bản thân mình thì thấy cũng đỡ hơn ở VN nhiều vì ko tốn tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước, giặt giũ. Mỗi ngày chỉ biết đi làm thôi và kiếm gì giải trí cho qua ngày thôi.

An toàn trên du thuyền là trên hết

Safety first - chuyện an toàn trên tàu luôn được đặt lên hàng đầu. Ngày đầu lên tàu (nếu như tàu đó lần đầu tiên mình làm) thì được dẫn đi xuống phòng nhân sự (Personel) để lấy form và điền một vài giấy tờ, lên phòng Safety để nhận thẻ Safety (để biết vị trí tập trung khi có sự cố và nhiệm vụ của mình khi có sự cố). Dĩ nhiên mỗi công ty tàu cũng sẽ có những code riêng để thông báo với nhân viên (chẳng hạn như Mr. Blue bird to the station, location... - Ai đó cần đội cứu hộ ở địa điểm...). Việc an toàn này được diễn tập thường xuyên và cũng có nhiều buổi học thêm về những an toàn trên tàu. Rồi đi gặp quản lý bộ phận, bàn giao về quản lý trực tiếp. Rồi cũng sẽ được giới thiệu sơ qua về nơi mình sẽ làm việc (có thể thay đổi, luân chuyển tùy theo tình hình nhân sự của tàu). review-du-thuyen-4

Bạn đang xem bài viết tại: https://giamcanlamdep.com.vn/

Ngôn ngữ giao tiếp trên du thuyền

Ngôn ngữ chính để giao tiếp trên tàu là tiếng Anh. Nhưng lượng khách nói tiếng Hoa cũng khá lớn. Nên biết một chút tiếng Hoa thì chẳng bao giờ thiệt thòi. Mà mỗi khi gặp một người VN khác trên tàu thì tiếng mẹ đẻ lại tuôn trào không cản được thôi. Nhưng nhờ vậy mà phản xạ và khả năng tiếng Anh cũng có cơ hội để phát triển hơn. Sống trong một môi trường làm việc quốc tế với đa quốc tịch như: Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka, Thái Lan và còn nhiều quố tịch khác nữa. Mình phải tập cho mình được tính thích nghi. Một cabin có 3, 4 người đủ quốc tịch (có khi cabin 4 người nhưng mà ở tới 8 người lận đó. Giường tầng thay nhau rung rinh cho vui nhà vui cửa), nhưng ở một thời gian thì quốc tịch cũng kiếm đường xin chuyển qua ở chung nhau thôi. Tùy theo kích thước/thiết kế của tàu mà diện tích cũng khác nhau (vị trí cao thì được single cabin). Trong cabin có toilet và nhà tắm chung. Tắm thì kéo cái rèm lại cho nước đừng văng tung tóe thôi (Có nước nóng/lạnh nha). Sợ trùng giờ làm thì tranh nhau cái toilet cũng cực thôi. Làm trên tàu cũng có cơ hội đi đó, đi đây. Có khi nay ăn trưa ở nước này, mai lại ăn sáng ở nước khác. Vậy mà vui đó. review-du-thuyen-6 Hợp đồng mình ký 8 tháng. Hết hợp đồng về được 1,5 tháng hay 2 tháng gì đó thì tùy. Trong thời gian 8 tháng đó, nếu cảm thấy không phù hợp hay nhà có việc quan trọng, có thể xin nghỉ luôn hay xin về đột xuất có việc mà có dự tính quay lại (Emergency leave) thì làm giấy tờ rồi chờ duyệt và tự mua vé máy bay về thôi. Mà thật ra thì nên có gắng để hoàn thành trọn vẹn thì hơn. P/s: Mình về VN luôn các đây cũng 1 năm rưởi hơn rồi. Cruises đang bị khủng hoảng cả thế giới, chưa biết khi nào được quay trở lại. Mình cũng chỉ mong đại dịch này sẽ qua sớm thôi.

Ngày làm việc trên du thuyền quốc tế của chàng trai Việt

Đối với chàng phục vụ du thuyền quốc tế, việc sáng dùng bữa ở một nước, tối đã ngủ tại nước khác là trải nghiệm thú vị của tuổi trẻ.

7h sáng mỗi ngày, Từ Trung Hậu (Henry Từ) theo thói quen với tay tắt chuông báo thức rồi sắp xếp lại ga giường, chăn gối. Sau khi vệ sinh cá nhân, anh thay đồng phục, đeo bảng tên, chỉnh lại đầu tóc và lên nhà ăn ăn sáng.

8h kém 5 phút, Hậu đã sẵn sàng cho một ngày làm việc mới. Điều thú vị là nhà hàng nơi anh làm không đứng im một chỗ, mà di chuyển mỗi ngày do nằm trên du thuyền quốc tế, có hải trình vòng quanh châu Á. Đó cũng là lý do Hậu có thể sáng dùng bữa ở một nước, tối đã ngủ tại nước khác.

Công việc chính của chàng trai 27 tuổi là beverage seller - đi vòng quanh khu vực nhà hàng để bán đồ uống, kem, đồ ăn kèm... Mọi nhà hàng nơi Hậu làm đều phục vụ ăn uống miễn phí, vì tiền đã được khách trả khi mua tour. Do đó, để có thêm doanh thu, nhà hàng phục vụ thêm các loại đồ ăn, thức uống khác ngoài thực đơn.

Hậu trong một ca làm việc. Ảnh: Henry Từ.

Hậu trong một ca làm việc. Ảnh: Henry Từ.

Sau khi hành khách dùng bữa, Hậu có khoảng 30 phút đến 1 tiếng ăn trưa. Thông thường, nhân viên trên tàu có cùng quốc tịch sẽ ngồi một bàn để dễ "buôn" chuyện. Kết thúc giờ nghỉ cũng thường đến giờ tàu cập cảng tại một quốc gia nào đó trong hải trình. Các nhân viên như Hậu sẽ có thời gian rảnh từ 3 đến 5 tiếng, tùy vị trí làm việc. Trong thời gian này, những người không có nhiệm vụ trong ngày có thể được phép rời tàu và nhập cảnh để tranh thủ tham quan những vùng đất mới.

Mỗi khi tàu cập cảng, tùy theo khung giờ làm và lượng khách, số ngày neo đậu, Hậu sẽ biết được mình có thể ra ngoài chơi hay không. Lối ra cho nhân viên treo bảng thông báo thời gian chậm nhất phải về tàu là mấy giờ. "Tất nhiên tàu sẽ không chờ mình đâu", chàng trai người Bình Phước nói.

Sau khi đi chơi, Hậu sẽ nhớ giờ quay lại tàu để chuẩn bị phục vụ khách bữa tối. Thỉnh thoảng, anh chàng cũng được điều động sang nhà hàng khác để hỗ trợ, nếu bên đó đông khách. Hết giờ làm, Hậu thường lên mũi tàu hóng gió, ngồi trò chuyện với bạn bè hoặc lên bar dành cho nhân viên để nhâm nhi vài lon bia, đi tập gym. Anh hay đọc sách và "cày phim" trên máy tính những lúc rảnh.

Cabin của Hậu không có cửa sổ và có 3 người với 3 hộc tủ, tivi, tủ lạnh mini. Hậu chụp phòng ngủ lúc đã mang chăn ga gối đi đổi lấy đồ mới. Bình thường, mỗi giường đều có một tấm rèm che kín để tạo không gian riêng tư cho mỗi người. Ảnh: Henry Từ.

Cabin của Hậu không có cửa sổ và có 3 người với 3 hộc tủ, tivi, tủ lạnh mini. Hậu chụp phòng ngủ lúc đã mang chăn ga gối đi đổi lấy đồ mới. Bình thường, mỗi giường đều có một tấm rèm che kín để tạo không gian riêng tư cho mỗi người. Ảnh: Henry Từ.

Công việc của Hậu tưởng như khá đơn giản, nhưng thường chiếm tới 12 giờ mỗi ngày và không có ngày nghỉ. Các nhân viên chỉ được nghỉ khi đau ốm và có xác nhận của bác sĩ trên tàu. Trong trường hợp này, mọi người không cần đi làm và vẫn được trả lương. Với những ca bệnh nặng hơn, bác sĩ sẽ viết giấy và chuyển nhân viên ra bệnh viện tại quốc gia gần với vị trí của tàu nhất, mọi chi phí sẽ được bảo hiểm trả (trừ nha khoa).

Nhiều người nghe thấy Hậu mỗi ngày phải làm 12 tiếng thường tỏ vẻ lo lắng, vì thời gian quá dài. Những ngày đầu lên thuyền, Hậu cũng có cảm giác tương tự. Tuy nhiên khi đã quen, anh thấy một ngày trôi qua rất nhanh và hào hứng tận hưởng quãng thời gian làm việc thú vị trên tàu. Thời gian mỗi lần phục vụ trên tàu thường kéo dài tới 8 tháng, nhưng "chẳng mấy chốc đã thấy tới lúc chuẩn bị được về nhà", Hậu nói.

Trên tàu, mỗi ngày các nhân viên được ăn tới 6 bữa: sáng, trà sáng, trưa, trà chiều, tối và khuya. Mọi thứ đều có khung giờ cố định trong nhà ăn, và mọi người có thể ăn thoải mái theo khả năng. Tuy nhiên ăn mãi đồ nước ngoài cũng chán, Hậu cũng mang thêm sẵn mì gói, đồ ăn Việt để đổi món.

Về sinh hoạt thường ngày, mỗi tuần Hậu có hai ngày để mang chăn, ga, khăn tắm, vỏ gối... xuống đổi lấy đồ mới. Trên tàu có phòng giặt đồ để mọi người giặt đồng phục và đồ cá nhân. Hậu nói, mọi thứ diễn ra trên tàu đều có quy củ vì có khung giờ hoạt động nhất định. Mọi người cứ dựa vào các khung giờ để hoạt động.

See also  Giải pháp PEN là gì? Giải pháp PEN mới đặc biệt cho học sinh thi riêng. - giamcanlamdep.com.vn

Mỗi nhân viên sẽ được phát một tấm thẻ (Crew Card). Hậu gọi đó là chiếc thẻ "thần thánh", vì nó được dùng trong mọi trường hợp: mua wifi (wifi trên tàu khá đắt nên anh thường đến nước nào sẽ mua sim của nước đó), đồ uống, thức ăn trong quầy bar, đồ miễn thuế trên tàu và thỉnh thoảng tự thưởng cho mình một bữa ăn hoành tráng trên tàu. Mỗi lần quẹt thẻ, số tiền chi ra sẽ được trừ thẳng vào lương tháng. Thẻ này cũng để nhân viên lên, xuống tàu mỗi khi cập cảng.

  Lương khởi điểm mà Hậu ký cho vị trí phục vụ nhà hàng của mình là 658 USD một tháng, đó là vào cuối năm 2017. Hiện tại, thu nhập của anh đã cao hơn. Tùy vào chi tiêu, mua sắm của từng người mà số tiền tiết kiệm của các nhân viên trên tàu cũng khác nhau. Bản thân Hậu thấy hài lòng với cuộc sống và công việc trên tàu của mình, vì anh tiết kiệm được khá nhiều.

Thẻ lên tàu của Hậu. Ảnh: Henry Từ.

Thẻ lên tàu của Hậu. Ảnh: Henry Từ.

Hậu tốt nghiệp khoa Quản trị Nhà hàng Khách sạn của một trường đại học trong nước vào năm 2013. Sau đó, anh thử sức ở nhiều công việc khác nhau như lễ tân, sale, làm sự kiện... Đến năm 2016, anh vô tình thấy thông tin tuyển dụng làm việc trên tàu quốc tế từ một công ty ở Việt Nam. Yêu thích trải nghiệm và khám phá nên chàng trai trẻ mạnh dạn ứng tuyển. Hãng tàu mà anh từng làm việc là Star Cruises và Dream Cruises, hai hãng có cùng công ty mẹ là Genting Malaysia, có nhiều con tàu nằm ở các nước khác nhau.

Hợp đồng làm việc đầu tiên của Hậu là trên tàu 4 sao Super Star Libra (SSR), hải trình gồm Cảng Klang (cảng mẹ - homeport, gần Kuala Lumpur, Malaysia), Penang, Langkawi, Phuket (Thái Lan), đảo Macleod (Myanmar), Medan (Indonesia). Những chuyến đi tiếp theo của Hậu là trên tàu 5 sao Genting Dream (GDR) với hải trình Singapore, cảng Klang, Langkawi, Penang, Bintan (Malaysia); Bali (Indonesia), Phuket hoặc Pattaya (Thái Lan) và đôi khi cập cảng Phú Mỹ ở Bà Rịa - Vũng Tàu (Việt Nam).

Ngôn ngữ chính để giao tiếp trên tàu là tiếng Anh, do sống trong môi trường làm việc quốc tế, với các đồng nghiệp và khách hàng đến từ nhiều quốc gia như Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka, Thái Lan... Nhờ đó, sau khi làm việc một thời gian, khả năng tiếng Anh của Hậu tiến bộ vượt bậc. Lượng khách nói tiếng Trung trên tàu khá lớn. Do đó, Hậu cũng học thêm tiếng Trung Quốc để tiện giao tiếp.

Một trong những điều chàng phục vụ thích nhất khi làm việc trên tàu là gặp người Việt Nam. "Lúc đó thì tiếng mẹ đẻ cứ tuôn trào, không cản được", anh nói. Ngoài ra, sự kỷ luật về giờ giấc, sinh hoạt là điều Hậu bị thu hút khi làm việc trên tàu.

Việc quen biết những người bạn quốc tế cũng là trải nghiệm tuổi trẻ vui vẻ và khó quên của anh. Bạn thân nhất trên tàu của Hậu là Quân. Cả hai gặp nhau khi đến công ty ký hợp đồng làm việc trên tàu và đi cùng một chuyến bay.

Hiện tại, Hậu sống tại TP HCM. Cậu đã hết hợp đồng làm việc và đang tạm nghỉ do chịu ảnh hưởng chung của Covid-19 trên toàn cầu. Tạm khép lại giấc mơ biển cả, anh trở lại đất liền và theo học ngành thiết kế đồ hoạ mà mình yêu thích. Nhưng chàng trai này vẫn mong một ngày có thể quay lại làm khách trên những du thuyền đi khắp thế giới. "Vì máu xê dịch trong người vẫn không ngừng chảy", Hậu bày tỏ.

Nguồn VN express

5 sự thật “chỉ người trong ngành mới hiểu” khi làm việc trên du thuyền 5 sao

Trở thành nhân viên phục vụ trên những chuyến du thuyền 5 sao có phải công việc trong mơ như chúng ta nghĩ?

5 sự thật chỉ người trong ngành mới hiểu khi làm việc trên du thuyền 5 sao - Hình 1 Làm việc trên du thuyền 5 sao có hào nhoáng như vẻ bề ngoài của nó? (Ảnh: Shutterstock) Những công việc trên du thuyền có những đặc thù riêng, tách biệt hoàn toàn với những công việc khác trên bờ, trong đó điểm khác biệt lớn nhất chính là việc các nhân viên sinh sống ngay tại nơi làm việc của họ. Điều này có một số lợi thế nhất định, như rút ngắn việc đi lại hay dễ hình thành mối quan hệ thân thiết với các đồng nghiệp hơn. Nhưng mặt khác, nó cũng tạo ra những hạn chế tiềm ẩn, như chất lượng đồ ăn thấp và văn hóa tiệc tùng đôi khi kéo dài quá mức. Tờ Business Insider đã thực hiện cuộc phỏng vấn với 39 nhân viên đã và đang làm việc trên các du thuyền. Họ đã chỉ ra 5 thứ điển hình khi sống và làm việc ở một nơi hết sức đặc biệt này.

Văn hóa “nhậu” diễn ra thường xuyên

5 sự thật chỉ người trong ngành mới hiểu khi làm việc trên du thuyền 5 sao - Hình 2 Các chuyến du thuyền vốn nổi tiếng là tụ điểm tiệc tùng của các nhân viên, do thời gian làm việc lâu dài và đồ uống giá rẻ bao giờ cũng sẵn có ở các quầy bar dành cho thủy thủ đoàn. Tuy nhiên điều này sẽ dễ gây ra chứng nghiện rượu, theo như chia sẻ của Brian David Bruns, người từng có 13 tháng làm phục vụ bàn trên du thuyền Carnival Cruise Lines từ năm 2003 đến 2004, và đã viết một cuốn sách mang tên Cruise Confidential (Điều tuyệt mật trên du thuyền), để nói về những trải nghiệm này. Bruns cho biết sự căng thẳng và cô đơn khi làm việc trên du thuyền đã khiến nhiều người, trong đó có chính anh, tìm đến rượu như một liệu pháp giảm stress. Họ nghiện rượu tới mức thậm chí nhiều du khách còn dễ dàng nhìn thấy biểu hiện say xỉn bên ngoài của họ. “Tôi dám chắc rằng bất kỳ ai nhìn thấy tôi đều cho rằng tôi có vấn đề,” Bruns cho biết, “Sự cô đơn sẽ khiến bạn chuyển từ một ly rượu xã giao thành chứng nghiện rượu một cách rất nhanh chóng.”

Đồ ăn trái khẩu vị

5 sự thật chỉ người trong ngành mới hiểu khi làm việc trên du thuyền 5 sao - Hình 3 Những người đảm nhận các công việc rẻ mạt hơn trên du thuyền, như bartender hay phục vụ bàn, thì lại có toàn quyền ở căng tin dành cho thủy thủ đoàn. Tuy nhiên, theo một số người đã và đang làm việc trên các du thuyền, đồ ăn ở đây thường không như những gì họ kỳ vọng. Một số miêu tả sự chán ghét của họ về vấn đề hậu cần trên biển. Do nhiều du thuyền thường tuyển nhân công từ khắp mọi nơi trên thế giới, đồ ăn được phục vụ trong căng tin phản ánh đúng sự đa dạng này, nên sẽ gây khó khăn với một số người trong việc chọn lựa món ăn giống với thực đơn hàng ngày của họ ở nhà. Số khác thì phàn nàn về chất lượng đồ ăn kém, như thịt gà ăn dai như cao su hay có vị như cá sống. Vì thế, nhiều nhân viên thường ưa thích và tự cất trữ trong phòng mình các loại món ăn đơn giản, ít thời gian chuẩn bị hơn như hoa quả, ngũ cốc hay bánh sandwich.

Thời gian làm việc dài hơi

5 sự thật chỉ người trong ngành mới hiểu khi làm việc trên du thuyền 5 sao - Hình 4 Thay vì 5 ngày/tuần như những nghề phổ thông khác, các nhân viên du thuyền thường phải làm việc đến 7 ngày/tuần, tùy vào thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng. Một hợp đồng lao động của nhân viên du thuyền thường có tổng thời hạn từ 2 cho đến 11 tháng, nhưng với nhiều người, giữa khoảng từ 4 đến 8 tháng là quãng thời gian hợp lý nhất. Giờ giấc làm việc trong ngày cũng rất căng thẳng, khi thường kéo dài từ 8 đến 20 tiếng/ngày. Một người từng làm phục vụ bàn trên thuyền Carnival Cruise Line cho biết anh phải làm 12 tiếng/ngày, với một lịch trình “điên rồ” đến mức anh không thể có một ngày nào được ngủ đủ giấc.

Các nhân viên thường “quan hệ” bừa bãi với nhau

5 sự thật chỉ người trong ngành mới hiểu khi làm việc trên du thuyền 5 sao - Hình 5 Trong số rất nhiều đặc tính của công việc trên du thuyền, có một thực tế là bạn phải ngủ chung giường với một hoặc nhiều đồng nghiệp của mình. Điều này đồng nghĩa với việc dễ phát sinh những mối quan hệ “không trong sáng”. “Cảnh ‘giường chiếu’ trên du thuyền diễn ra như cơm bữa,” một cựu chủ sòng bài trên thuyền Holland Amercan Line tiết lộ. Số khác thường so sánh điều này có nhiều nét giống với văn hóa của các ký túc xá sinh viên, thậm chí còn hơn thế.
See also  Haiku - thể thơ ngắn nhất thế giới - Tuổi Trẻ Online
Thường thì việc quan hệ “vô tội vạ” này sẽ dẫn đến thái độ hung hăng và bất cần. Một cựu nhân viên trên du thuyền Royal Caribbean Cruise cho biết một trong những người quản lý của mình thường xuyên cằn nhằn về thói quen tình dục và kiểu tóc của mình. Các mối quan hệ tình cảm thường diễn ra chóng vánh 5 sự thật chỉ người trong ngành mới hiểu khi làm việc trên du thuyền 5 sao - Hình 6 Mối tình giữa các nhân viên trên du thuyền thường bắt đầu và kết thúc nhanh hơn rất nhiều so với trên bờ. Điều này, cộng với tình trạng xoay vòng nhân sự liên tục, sẽ khiến việc duy trì các mối quan hệ bền vững trở nên phức tạp. “Một tháng trên du thuyền dài như khoảng 2 năm trên đất liền, vì bạn phải dành quá nhiều thời gian cho cùng một nhóm người,” Taylor Sokol, cựu giám đốc hành trình của thuyền Holland America, cho biết, “nhưng sự gần gũi này sẽ gây khó khăn trong việc duy trì một khoảng không gian lành mạnh cho những mối quan hệ lãng mạn. Thật khó để tạo ra một không gian riêng tư với một người nào đó, khi những người khác chỉ sống cách bạn có vài bước chân.”

Không phải hành khách nào trên thuyền cũng dễ chịu

5 sự thật chỉ người trong ngành mới hiểu khi làm việc trên du thuyền 5 sao - Hình 7 Hầu hết các nhân viên đã và đang làm việc trên du thuyền đều dành những lời có cánh cho hành khách của mình, khi coi hầu hết trong số họ là những người dễ mến và đáng kính trọng. Dẫu vậy, cũng có một số người không khỏi bức xúc về những hành vi khiếm nhã từ các vị khách của mình, như quá ồn ào, hay hỏi những câu vô duyên và buôn chuyện quá nhiều.

Làm việc trên tàu du lịch, một lựa chọn công việc tốt

Nhân viên làm việc của tàu du lịchKhi có những lúc khó khăn trong gia đình và bạn phải tìm kiếm một công việc để có thể trang trải chi phí, nhiều người nhận thấy công việc trên tàu du lịch là một khả năng rất tốt.

Họ thường thuê những người từ 23 đến 35 tuổi làm việc trên tàu du lịch, nhưng nếu bạn lớn tuổi hơn, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và có nhiều mong muốn làm việc, bạn sẽ không gặp khó khăn khi tìm nơi làm việc trên tàu du lịch.

Bạn phải có kinh nghiệm và đào tạo cụ thể

Quang cảnh từ du thuyền ra biển

Các kỹ năng đặc biệt được yêu cầu để làm việc trên tàu du lịch. Ví dụ, nếu cần đầu bếp, bạn phải được đào tạo cụ thể như một đầu bếp, cũng như trong bất kỳ công việc nào họ yêu cầu, chẳng hạn như: nhân viên khách sạn, bồi bàn, nhân viên phục vụ phòng, nhân viên dọn dẹp, dịch vụ khách hàng, lễ tân, nhân viên giải trí, v.v. . Bạn có biết ở đó là gì không Học gì để trở thành tiếp viên?

Tất nhiên điều rất quan trọng là trong kinh nghiệm cụ thể của bạn và đào tạo cụ thể, bạn có thể nói một số ngôn ngữ. Thông thường, trước khi bạn được thuê trên du thuyền và tùy thuộc vào loại khách hàng thường xuyên đi loại hình này, họ thường yêu cầu một số ngôn ngữ cụ thể. Nhưng bạn càng thông thạo nhiều ngôn ngữ một cách hoàn hảo, bạn càng có nhiều cơ hội được làm việc trên các tàu du lịch. Hãy nhớ rằng trên du thuyền, bạn sống và làm việc với mọi người từ khắp nơi trên thế giới và bạn sẽ cần giao tiếp với tất cả họ một cách trôi chảy để đảm bảo dịch vụ khách hàng tốt và sự phối hợp chuyên nghiệp tốt.

Làm việc trên tàu du lịch sẽ kiếm được mức lương cao

Rõ ràng rằng làm việc trên tàu du lịch có thể là một quyết định khó khăn vì nó không phải là công việc mà bạn đi, làm 8 tiếng và trở về nhà để nghỉ ngơi và có thể ôm gia đình hoặc gặp gỡ bạn bè. Trên một chuyến du thuyền, bạn phải ở trên biển khơi, bạn có cabin để nghỉ ngơi, tắm rửa và ngủ… nhưng bạn không hoàn toàn ngắt kết nối.

Mặc dù một số hành khách chỉ ở một tuần và đối với họ đó là một tuần đáng kinh ngạc nhờ sự phục vụ của nhân viên tàu, khi một số rời đi, những người khác đến và phải đến cuối mùa du lịch cao điểm. Nhưng cuối cùng, bạn sẽ nhận ra rằng những người bạn đồng hành của bạn trở thành một gia đình tuyệt vời đối với bạn như thế nào.

Bạn đang xem bài viết tại: https://giamcanlamdep.com.vn/

Những điều bạn cần biết để làm việc trên tàu du lịch

Phòng chờ của tàu du lịchLàm việc trên tàu du lịch là một sự thay đổi lớn trong lối sống mà bạn đã quen, đó là một thử thách cá nhân nhưng cũng là một sự chuyên nghiệp. Ban đầu nếu là công việc mới bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới nhưng nếu bạn là người linh hoạt, có kỷ luật, nhiệt tình trong mọi việc và có trách nhiệm thì chắc chắn bạn sẽ thành công. tìm thấy thành công trong đội ngũ chuyên gia. những người sẽ ở bên cạnh bạn để làm việc trên con tàu.

Mặc dù các yêu cầu có thể giống nhau ở các công ty khác nhau đối với việc tuyển dụng nhân sự trên tàu, nhưng mỗi công ty sẽ có những yêu cầu cụ thể mà bạn phải thực hiện. Vì vậy, nếu bạn muốn làm việc trên tàu du lịch, bạn nên tìm hiểu về các công ty chuyên về tuyển chọn nhân sự để biết được những yêu cầu mà bạn cần đáp ứng.

Nhưng sống và làm việc trên một con tàu không phải là điều tẻ nhạt. Để cuộc sống của bạn thoải mái và bạn cảm thấy thoải mái trên tàu (và nhờ đó bạn có thể làm việc tốt và hiệu quả hơn trong công việc), trên thuyền bạn có thể tìm thấy phòng tập thể dục, quầy bar cho thủy thủ đoàn, các hoạt động dành riêng cho bạn, giặt là, khu đọc sách và thư viện, các hoạt động xã hội cho thủy thủ đoàn… trước khi nhận việc trên tàu, hãy đảm bảo rằng ngoài việc đi làm, bạn sẽ được chăm sóc chu đáo.

Bạn phải có sổ hàng hải DIM (Seaman's Identity Document). Chi phí khoảng bốn mươi euro cho các khoản phí và bạn có thể yêu cầu nó tại Dịch vụ Trung tâm của Tổng cục trưởng thương nhân hàng hải  hoặc Băng thuyền trưởng biển.

Ở một số công ty, bạn có thể được yêu cầu tham gia một số khóa đào tạo cơ bản để có thể làm việc trên thuyền. Thậm chí có thể cùng một công ty cung cấp cho bạn khóa đào tạo này hoặc bạn phải thực hiện nó tại Instituto Social de la Marina. Nhưng mỗi công ty có những chính sách riêng nên họ có thể yêu cầu bạn những loại chức danh khác.

Các công ty chịu trách nhiệm tuyển chọn nhân sự

Nhân sự tận tâm làm việc trên tàu du lịch

Tàu du lịch là một thành phố nổi nhỏ nên có nhiều công việc cho nhiều người muốn tận dụng cơ hội. Đối với điều này bầu cử nhân viên có các cơ quan chịu trách nhiệm thu thập các cuộc tìm kiếm của các công ty du lịch, đó là:

  • Du lịch trên biển Hip Jobs
  • Công việc dòng tàu
  • Công việc hành trình 1
  • Người tìm việc trên du thuyền
  • Làm việc trên Du thuyền
  • Việc làm hàng hải
  • Phi hành đoàn & Du thuyền
  • Việc làm của NW Cruise
  • The Clipper
  • Mạng Windrose
  • Thuyền
  • Tôi đang tìm phi hành đoàn
  • Tìm việc làm du lịch trên biển
  • Những công việc cơ bản
  • Việc làm theo mùa
  • Pullmantur
  • Royal Caribbean
  • Du thuyền Costa

Nếu bạn muốn chọn làm việc trên tàu du lịch Ở bất kỳ vị trí nào trong số này, chúng tôi khuyên bạn nên vào trang web của các cơ quan này và xem trong từng trường hợp bạn có thể trình bày ứng cử của mình như thế nào. Không quan trọng bạn đến từ quốc gia nào, bạn sẽ chỉ phải nêu rõ bạn đến từ quốc gia nào vì nếu bạn là người Tây Ban Nha, họ có thể tìm một công việc lái thuyền cho bạn để làm việc riêng trên những chiếc thuyền xuất phát và trở về từ Tây Ban Nha. Bằng cách này, bạn sẽ không phải đi đến bất kỳ quốc gia nào, vì điều này nếu bạn phải trả tiền cho nó, nó sẽ không trả cho bạn chút nào.

Nếu bất kỳ cơ quan nào trong số này không cung cấp cho bạn tùy chọn này, hãy tiếp tục xem xét những điều sau đây cho đến khi bạn tìm thấy cơ quan thuyết phục bạn và tìm kiếm công việc bạn thực sự cần. Bạn cũng có thể tìm kiếm các cổng thông tin việc làm mà bạn biết để tìm được hồ sơ bạn cần.

Giamcanlamdep.com.vn cũng giúp các bạn giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tuyển bếp đi tàu
  • Tuyển dụng tàu biển
  • Tuyển Thủy thủ tàu du lịch
  • Tàu Star Cruise
  • Yêu cầu tuyển dụng của Saigontourist
  • Saigontourist tuyển dụng 2021
See more articles in the category: wiki

Leave a Reply