Or you want a quick look: 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu:
Tết Trung Thu hay còn gọi là tết Nguyên Tiêu, một cái tết được bao trẻ em mong chờ. Vậy hãy cùng tôi tìm hiểu về những bài hát về trung thu nhé! Hãy để âm nhạc đem đến những niềm vui cho các em nhỏ.
Từ ngàn năm nay, cứ mỗi dịp thu về, người ta lại nô nức chào đón tết trung thu vào ngày 15/8 âm lịch. Dưới ánh trăng sáng vành vạch cùng nhau phá cỗ trò chuyện và ước nguyện một đời bình an. Nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu.
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu:
Nhiều người thường nghĩ rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau.
Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại câu chuyện về chú Cuội, chị Hằng ở trên cung trăng.

Hay khác xa với những câu chuyện cổ tích, thì ngày Tết trung Thu của Trung Quốc là để tưởng nhớ đến vị sủng phi Dương Quý Phi của vua Đường Huyền Tông. Chỉ vì sự phản đói của các quan thần, vua đã phải ban dải lụa trắng cho nàng. Thật xót thương cho một nhan sắc ấy đúng không.Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.
Nếu nói rằng tết Trung Thu chỉ là ngày lễ dành cho trẻ em thì quả thật không đúng. Thực chất ngoài là ngày lế dành cho trẻ em thì tết Trung Thu còn là ngày lễ đoàn viên. Vào ngày lễ này người ta sẽ dành cho nhau những món quà ý nghĩa và cùng thưởng thức ánh trăng, tâm sự về những điều trong cuộc sống bên mâm cỗ, bánh Trung thu và những tách trà tỏa hương thơm nhẹ nhàng. Đó mới thực sự là ý nghĩa đúng của cái tết đoàn viên này.

2. Một số bài hát về trung thu:
Trung Thu là một ngày lễ khá là quan trọng ở đất nước ta. Vậy mùa Trung Thu năm nay bạn sẽ nghe gì trong những giờ phút quây quần cùng gia đình, bè bạn để đón ngày lẽ ấy. Hãy cùng mình tìm hiểu những bài hát hay về Trung Thu nhé!
Tác giả: Lê Thương
Lê Thương tên thật là Ngô Đình Hộ (1914 – 1996). Sinh ra và lớn lên tại tại phố Hàm Long, Hà Nội, trong một gia đình bố mẹ là những nghệ sĩ cổ nhạc. Lê Thương thuộc những người đầu tiên viết truyện ca và đã để lại những bản truyện ca hay nhất như Nàng Hà Tiên, Lịch sử loài người, Hoa thủy tiên... Đặc biệt hơn cả là bộ ba Hòn vọng phu, được xem như một trong những tác phẩm nổi tiếng của tân nhạc Việt Nam. Văn Cao cũng từng thừa nhận ảnh hưởng bởi Lê Thương với phong cách âm nhạc bắt nguồn từ âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Một thời gian, Lê Thương có cùng nhạc sĩ Lê Cao Phan phụ trách ban nhạc Măng Non cho trẻ em, phát thanh các truyện cổ tích, khúc dân ca, bài ca nhi đồng. Và cùng Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương được xem như những nhạc sĩ mở đầu của dòng nhạc dành cho thiếu nhi. Trong các sáng tác cho thiếu nhi của ông, nổi tiếng nhất là bài “Thằng Cuội”, được viết khoảng năm 1946 - 1954.
“Thằng Cuội” một bài hát mang đậm ca từ chơn chất, dân dã, dễ nhớ và dễ hát như một khúc đồng dao.

Lời bài hát:
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ
Lặng im ta nói Cuội nghe
Ở cung trăng mãi làm chi
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ ...
- Rước đèn tháng tám:
Tác giả: Đức Quỳnh (1922- 1994)
Trước 1975 tên tuổi nhạc sĩ Đức Quỳnh ít được công chúng biết đến. Ông sáng tác khoảng trên 20 tác phẩm, tiêu biểu như: Rước Đèn Tháng 8, Thoi Tơ, Xuân Mới, Trả Lại Anh, Hát Đi Em, Ba Giờ Khuya, Nhớ Quê, Hỏi Em, Tiếng Chuông Chiều, Người Kỷ Nữ Với Cung Đàn, …
Ca khúc Rước Đèn Tháng 8 cực kỳ nổi tiếng nhưng bấy giờ còn ký tên Vân Long, sau này tránh nhầm với nhạc sĩ Văn Long, ông mới đổi thành Đức Quỳnh. Đến nay, bài hát vẫn vang lên vào dịp Tết Trung thu, nhưng tên tác giả thì không còn mấy ai nhớ.

Lời bài hát:
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu.....
- Vầng trăng cổ tích:
- Tác giả: Phạm Đăng Khương (Sinh ngày: 13/05/1957)
Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành), Phạm Đăng Khương luôn ước mơ trở thành một anh giáo làng, nhưng rồi duyên phận đã đưa anh đến với con đường âm nhạc. Bằng tài năng vốn có, cùng với sự dìu dắt của các thế hệ nhạc sĩ đi trước đã giúp anh thành công trên con đường âm nhạc.
Trong bốn năm ở Khoa Toán Đại học Sư phạm, những ca khúc của anh đã vượt ra khỏi biên giới nhà trường và đã được giới thiệu rộng rãi cả nước như Ngày anh lên đường (đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội và giới thiệu trên Đài tiếng nói Việt Nam). Bài ca Cô giáo trẻ (Báo Văn nghệ TP.Hồ Chí Minh , 1979), Vầng trăng cổ tích (thơ Đỗ Trung Quân, giới thiệu trên sóng Đài Tiếng nói nhân dân TP.Hồ Chí Minh), và còn biết bao bài khác nữa…

Lời bài hát:
Một vầng trăng tỏ, treo trên đỉnh trời
Bay về đâu thế đàn cò trắng ơi
Bà ơi chú cuội có nhớ nhà không ?
Sao như cháu thấy, sao như cháu thấy chú đang xuống trần
Nghìn năm rùi nhỉ, bên gốc cây đa
Cuội ơi em hỏi trăng non hay già
Nghìn năm rùi nhỉ, bên gốc cây đa
Cuội ơi em hỏi trăng non hay già
Một đàn chim nhỏ chơi trăng giữa trời
Biết bao giờ nhỉ cuội được xuống chơi....
- Tác giả: Phạm Tuyên (12-01-1930)
Quê ở làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Dương và là người con thứ chín của Phạm Quỳnh, một viên quan đại thần và nhà văn hóa thời Nguyễn.
Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,...
Ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài phát thanh và truyền hình giới thiệu về thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm, là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc như Tiếng hát hoa phượng đỏ, Liên hoan Văn nghệ truyền hình toàn quốc, nhiều năm là Chủ tịch Hội đồng giám khảo của nhiều Hội diễn toàn quốc về văn hoá - văn nghệ của Bộ Văn hóa Thông tin và nhiều ngành khác trong nước.

Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài cán cao quá đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan
Tùng rinh rinh tùng tùng tùng rinh rinh
Đây ánh sao vui chiếu xa non ngàn
Tùng rinh rinh rinh rinh tùng rinh rinh
Ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi.
Tùng rinh rinh tùng tùng tùng rinh rinh
Đây ánh sao vui chiếu xa non ngàn
Tùng rinh rinh rinh rinh tùng rinh rinh
Ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi
Đây đèn ông sao sao năm cánh tươi vàng
Ánh sao sáng ngời chiếu miền non ngàn
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đây ánh hòa bình đuổi xua loài xâm lăng
Tùng rinh rinh tùng tùng tùng rinh rinh
Đây ánh sao vui chiếu xa non ngàn
Tùng rinh rinh rinh rinh tùng rinh rinh
Ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi.
- Ông trăng xuống chơi
- Tác giả: Phạm Duy (05/10/1921-27/01/2013).
Khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò phó quản lý và ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Chiến tranh Đông Dương đến năm 1951, sau đó ông rời khỏi chiến khu (đào ngũ) rồi vào miền Nam Việt Nam để hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực dành cho cả âm nhạc và chính trị, và những hoạt động này còn tiếp diễn sau giai đoạn 1975, khi ông di tản sang Hoa Kỳ. Vì lý do chính trị, nhạc của ông bị cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, và toàn Việt Nam sau 1975.

- Lời bài hát:
Ông trăng xuống chơi cây cau
Thì cau sẽ cho mo
Ông trăng xuống chơi học trò
Thì học trò cho bút
Ông trăng xuống chơi ông bụt
Thì ông bụt cho chùa
Ông trăng xuống chơi nhà vua
Thì nhà vua cho lính
Ông trăng xuống chơi đền thánh
Thì cụ chánh cho mõ...
Những bài hát trung thu hiện nay vẫn còn phổ biến rất thịnh hành, với sự thể hiện của nhiều ca sĩ khác nhau thì những bài hát sẽ được biến tấu rất nhiều. Ví dụ như những bài hát trung thu thường mang giai điệu vui vẻ, hồn nhiên, sau khi được biến tấu sẽ thành những bản remix sôi động và được phát hành trên nhiều nền nhạc khác nhau như Youtube hay Zing mp3.
Trên đây là 5 bài hát về Trung Thu rất phổ biến ở Việt Nam. Chúc các bạn nghe nhạc vui vẻ!