Or you want a quick look: Bơ thơm là gì?
Hiện nay, người Việt Nam đang có nhu cầu sử dụng bơ ngày càng cao. Bơ không chỉ được dùng như một nguyên liệu trong làm bánh mà còn được dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu Bơ thơm là gì? Cách sử dụng bơ thơm hiệu quả để có thêm các thông tin hữu ích nhé.
Bơ thơm là gì?
Bơ thơm (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp beurre /bœʁ/) là một loại chế phẩm của sữa (sữa bò, dê, cừu,…) được làm bằng cách đánh sữa hoặc kem tươi hay đã được lên men, bơ có tông màu trải đều từ trắng đến vàng sậm tùy theo thành phần chất lượng sữa. Bơ thơm được chia thành 2 loại cơ bản là bơ động vật làm từ sữa của động vật có vú và bơ thực vật (Margarine) làm từ chất béo thực vật.
Bơ động vật là gì?
Bơ động vật là sản phẩm được chế xuất từ sữa của các loại động vật có vú như: bò, trâu, dê, cừu, lạc đà… Loại bơ này được sản xuất bằng cách quấy trộn để làm tan những lớp màng bao quanh bảo vệ chất béo trong sữa. Sau đó gom được một khối chất béo hợp tụ, đó chính là bơ.
Bơ thực vật là gì?
Bơ thực vật được sản xuất từ dầu của các loại thực vật như: bắp, ngũ cốc, đậu,… Có thể trộn thêm skim milk (sữa gầy, được tách ra từ sữa động vật) và thêm một số chất tạo màu, hương liệu,… để bơ dậy mùi hơn.


Nhận biết một số loại bơ thơm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các loại bơ thơm đa dạng cả về chất lượng, màu sắc, chất dinh dưỡng,…
Bơ nhạt (Unsalted butter)
Bơ nhạt là loại bơ hoàn toàn không chứa muối nên bơ có hương thơm nhẹ, vị ngậy béo. Trong bơ nhạt có thành phần chất béo cao (chiếm khoảng 80%) nên lượng dinh dưỡng, vitamin A, D, canxi, protein, men vi sinh, độ béo đều khá lớn.
Bơ mặn (Salted butter)
Khác với bơ nhạt, bơ mặn có vị hơi mặn vì khi sản xuất đã được bổ sung thêm một lượng muối vào thành phần. Lượng muối này giúp bơ mặn đỡ ngấy hơn các loại bơ khác. Và thường được sử dụng để phết trực tiếp lên bánh mì hoặc trực tiếp ăn kèm với các loại thực phẩm mà không cần chế biến thêm.
Bơ chua (Cultured butter)
Bơ chua là loại bơ được sản xuất qua quá trình nuôi cấy (lên men) bằng những vi khuẩn lactic. Do đó bơ có vị hơi chua đặc trưng và mùi thơm như sữa chua. Loại bơ này thường được sử dụng để làm bánh thay vì ăn trực tiếp.
Cách bảo quản và cách sử dụng bơ thơm hiệu quả
Nhu cầu sử dụng bơ thơm tăng cao kèm theo đó là những thắc mắc liên quan đến vấn đề bảo quản và sử dụng sao cho đạt được hiệu quả cao.
Cách bảo quản bơ thơm
Chúng ta cần bảo quản bơ khỏi các loại nấm mốc, vi khuẩn gây hại. Vì khi bị nấm mốc hoặc các vi khuẩn gây hại xâm nhập sẽ khiến bơ bị biến đổi về màu sắc, hương thơm, hương vị,…
Để bảo quản bơ thơm một cách tốt nhất, bạn hãy dùng các dụng cụ sạch sẽ để cắt đủ lượng bơ cần dùng. Sau đó bọc kín lượng bơ còn dư lại và cho vào tủ lạnh ngăn mát hoặc ngăn đông lạnh tùy theo thời gian cần bảo quản. Nếu để ngăn mát sẽ bảo quản được từ 2 – 3 tháng, còn ngăn đông lạnh là 4 – 6 tháng.


Xem thêm:
Cách sử dụng bơ thơm hiệu quả
Để sử dụng bơ thơm hiệu quả, bạn có thể chế biến bơ thành nhiều dạng như: dạng đông đặc, dạng lỏng, dạng đánh bông,…
+ Bơ dạng đông đặc là dạng dễ sử dụng nhất. Ở dạng này bơ phù hợp để ăn trực tiếp với bánh mì hoặc cho vào các loại đồ uống nóng như: cà phê, ca cao, sữa, trà sữa,…
+ Bơ dạng lỏng thì bạn nên sử dụng khi chế biến ẩm thực như phết lên đồ nướng hoặc dùng thay dầu để chiên, nấu,…
+ Bơ dạng đánh bông là loại thường được sử dụng cho các công thức làm bánh. Đặc biệt bạn cần bảo quản trong tủ lạnh và chỉ lấy ra khi sử dụng ngay.
Từ những thông tin trên, bạn đã có được giải đáp rất nhiều điều về bơ thơm rồi đúng không. Hãy sử dụng bơ thơm trong các món ăn cho gia đình hoặc cho bản thân một cách hiệu quả nhé.