Bệnh rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách phòng ngừa 2022

Or you want a quick look: 1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Không ít lần bạn đã nghe qua cụm từ "Rối loạn tiền đình". Vậy bệnh rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân nào gây rồi loạn tiền đình, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này ra sao? Cùng theo dõi bài viết của META để có được câu trả lời chính xác nhé!

Bệnh rối loạn tiền đình là gì

1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình chính là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nó nằm ở sau hai bên ốc tai. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, điệu bộ phối hợp cử động mắt đầu và thân mình. Mỗi khi chúng ta thực hiện các động tác cúi đầu, di chuyển hay xoay người... tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác đó để giúp cơ thể luôn giữ được thăng bằng.

Khi mắc bệnh rối loạn tiền đình sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh có cảm giác chóng mặt, ù tai, hoa mắt, buồn nôn. Rối loạn tiền đình có thể do tác động của di truyền hoặc do yếu tố môi trường.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiền đình mà bạn cần biết:

  • Do huyết áp thấp, di chứng của tai biến, thiếu máu, các bệnh liên quan tới tim mạch... gây ra tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém.
  • Do hệ lụy của các bệnh như: U não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa...
  • Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa đột ngột, ít vận động...
  • Người bị mất máu nhiều do chấn thương hoặc phụ nữ sau sinh...
  • Uống quá nhiều rượu bia.
  • Cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc... cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
  • Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài gây tổn thương cho hệ thần kinh
See also  Cách khóa chức năng thay đổi tài khoản iCloud trên iOS 2022

Bệnh rối loạn tiền đình có mấy loại?

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Gây ra do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình hoặc bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ. Triệu chứng thường gặp nhất là khi bạn thay đổi tư thế sẽ thường bị chóng mặt. Tuy nhiên, bệnh này khá lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn tỉnh táo trong di chuyển. 
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Do có sự tổn thương nhân tiền đình hoặc đường dây liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não và tiểu não. Nó thường được biểu hiện bởi một số triệu chứng như: Đi lại khó khăn, choáng váng khi thay đổi tư thế, hay bị sa sẩm mặt mày...

Đối tượng thường mắc phải rối loạn tiền đình

Một nghiên cứu dịch tễ đã cho thấy, có tới hơn 35% người lớn từ khoảng trên 40 tuổi sẽ có nguy cơ lớn mắc phải căn bệnh này. Rối loạn tiền đình phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới và dễ bị nhầm lẫn với bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình. Đó chính là:

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi có nhiều khả năng gặp các bệnh lý gây chóng mặt, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng do không còn đủ minh mẫn và nhanh nhẹn như khi còn trẻ.
  • Tiền sử bị chóng mặt: Nếu trước đây bạn đã từng bị chóng mặt thì nhiều khả năng bạn sẽ gặp phải tình trạng tiền đình trong tương lai.

2. Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình 

Bệnh rối loạn tiền đình thường sẽ được biểu hiện bởi một số dấu hiện đặc trưng dưới đây:

Chóng mặt

Chóng mặt chính là dấu hiệu đầu tiên nếu bạn bị rối loạn tiền đình. Bạn sẽ có cảm giác cơ thể quay cuồng, chao đảo. Việc đứng lên ngồi xuống cũng vô cùng khó khăn, với những người bị nặng có thể sẽ không thể ngồi dậy được. Ngoài ra, còn kèm theo triệu chứng buồn nôn khó chịu, mắt mờ và nhòe đi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất ngay sau khi bạn nghỉ ngơi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt là do hệ thần kinh của não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.

Bệnh rối loạn tiền đình

Mất thăng bằng

Khi bị mất thăng bằng, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đi lại, luôn có cảm giác lâng lâng và phải bám víu vào người hoặc vật khác mới có thể di chuyển được. Lý do chính là toàn bộ vùng tiền đình, mắt, ngoại tháp, tiểu não bị tắc nghẽn gây nên.

See also  8+ Cách chăm sóc da mặt khô đúng cách ngay tại nhà 2022

Mất ngủ

Mất ngủ cũng được coi là một dấu hiệu của bệnh tiền đình.

Ngất xỉu, mất ý thức

Nếu không phát hiện kịp thời để điều trị khi gặp các triệu chứng nói trên, lâu dài người bệnh sẽ có thể bị mất ý thức dẫn tới ngất xỉu. Nguyên nhân là do giảm lượng máu lưu thông lên não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim gây nên.

Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình

3. Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Có nhiều ý kiến cho rằng tình trạng rối loạn tiền đình không được gọi là một căn bệnh mà thực chất nó chỉ là hội chứng. Và đã là hội chứng thì sẽ không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó lại là nguyên nhân ảnh hưởng đến nhiều nhánh bệnh lý khác đặc biệt là khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Một số tác hại mà rối loạn tiền đình có thể mang lại cho cơ thể như:

  • Cơ thể người bệnh sẽ luôn mệt mỏi, gây khó khăn khi đi lại làm ảnh hưởng trực tiếp tới các sinh hoạt thường ngày. Kéo theo đó, người bệnh sẽ ít vận động hơn và đây cũng là lý do để các bệnh lý khác xuất hiện.
  • Những cơn đau đầu sẽ thường xuyên xuất hiện làm bạn không thể tập trung và khiến hiệu quả công việc bị suy giảm.
  • Dễ nổi nóng vô cớ với những người xung quanh.
  • Rất có thể biến chứng và gây ra điếc.
  • Gây nguy hiểm nếu bạn tham gia giao thông...

Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Nếu phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách và tích cực, bệnh rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ý điều trị tại nhà. Trước khi dùng một loại thuốc nào đó, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

4. Cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình

Cách phòng tránh rối loạn tiền đình

  • Giảm căng thẳng, lo âu, suy nghĩ tích cực và vui vẻ.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tuy nhiên không nên chọn các bộ môn quá sức.
  • Tránh đọc sách báo, xem tin tức khi ngồi trên xe ô tô
  • Nếu có dấu hiệu chóng mặt nên nằm nghỉ ngơi ngay
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tránh để tình trạng cơ thể quá thiếu nước.
  • Không nên quay cổ đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
  • Khi có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, nên đến gặp bác sĩ để có những hướng điều trị kịp thời.
  • Với những người bị rối loạn tiền đình nên chú ý hoạt động vùng đầu cổ cẩn thận
See also  733+ Những lời chúc mừng sinh nhật ngọt ngào dành tặng con gái 2022

Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình 1

Cách điều trị rối loạn tiền đình theo phương pháp dân gian

Bạn có thể áp dụng các cách điều trị theo phương pháp dân gian khi mà mới xuất hiện các triệu chứng nói trên:

  • Thực hiện ngâm chân bằng nước nóng: Việc làm này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng và ngăn ngừa các hiện tượng chóng mặt.
  • Ấn huyệt: Dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt hợp cốc, nội quan,  tam âm giao… mỗi lần từ 5 đến 10 phút sẽ giúp giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt.
  • Thực hiện đi bộ 30 phút mỗi ngày.
  • Massage nhẹ nhàng vùng trán, 2 bên ổ mắt, sau gáy và đỉnh đầu 10 - 20 phút mỗi ngày.

Cách phòng và điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Cách điều trị rối loạn tiền đình theo y học hiện đại

  • Dùng thuốc
  • Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình
  • Phẫu thuật

5. Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng có vai trò rất quan trọng đối với những người bị rối loạn tiền đình. Dưới đây là những lưu ý trong chế độ ăn hàng ngày để hạn chế những ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh.

Rối loạn tiền đình nên ăn gì

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

  • Thực hiện chế độ ăn nhạt hơn so với bình thường
  • Nên bổ sung hoặc ăn các thực phẩm chứa nhiều axit folic như: Súp lơ, măng tây, dưa lê, đậu tương...
  • Ăn các loại hạt ngũ cốc: Bị rối loạn tiền đình bạn không nên ăn quá nhiều đường và muối. Thay vào đó bạn nên cung cấp lượng đường và muối tự nhiên cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các loại ngũ cốc hạt.
  • Nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: Thịt gà bỏ da, cá, cam, táo, chuối...
  • Các thực phẩm nhiều vitamin C như: Cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa, dâu tây...
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: Nấm, trứng, sữa...

Không nên ăn gì?

  • Tránh rượu bia, các chất kích thích.
  • Không nên ăn nhiều chất béo, đặc biệt là các loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
  • Tránh các thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt
  • Tránh xa thuốc lá...

Bênh rối loạn tiền đình là gì, rối loạn tiền đình có chữa được không? Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì.....Qua bài viết này, chắc chắn bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để hiểu hơn về rối loạn tiền đình. Chia sẻ ngay với bạn bè người thân để cùng có những nhận thức đúng đắn về căn bệnh và có được những phát hiện, xử lý kịp thời để nó không làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết! 

See more articles in the category: Lời chúc

Leave a Reply